Kinh nghiệm Lập bản kế hoạch kinh doanh trà sữa chi tiết
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa rõ ràng là điều cần thiết để thành công. Nó sẽ giúp bạn vạch ra chi tiết các bước bạn cần phải thực hiện, chi phí đầu tư, thị trường mục tiêu và khám phá một số điều chưa biết. May mắn thay, Inox Kim Nguyên đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu và luôn sẵn sàng bật mí cho bạn mọi điều cần thiết trong việc lập bản kế hoạch kinh doanh trà sữa của bạn.

Nội dung bài viết
Các chi phí liên quan đến việc mở một cơ sở kinh doanh trà sữa là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn (lớn hay nhỏ, mở cửa hàng hay take away) và tùy thuộc vào vị trí kinh doanh cùng sản phẩm liên quan mà bạn có thể chi ít nhất 7 con số hoặc nhiều nhất là 9 con số cho chi phí ban đầu. Dưới đây là một số chi phí quan trọng mà bạn phải chi trả khi khởi nghiệp kinh doanh trà sữa:
- Chi phí thuê cửa hàng: Giá thuê có xu hướng đắt đỏ ở những địa điểm đông đúc như gần trường học hoặc gần các công sở. Và giá thuê cao thay thấp tùy thuộc vào diện tích cửa hàng lớn hay nhỏ. Nếu bạn kinh doanh trà sữa xe đẩy, bạn sẽ không phải mất tiền thuê mặt bằng.
- Chi phí mua sắm thiết bị: Các thiết bị cơ bản để kinh doanh trà sữa bao gồm máy dập nắp, máy pha trà, bình ủ trà, máy xay sinh tố, máy định lượng đường… Hầu hết các thiết bị này có thể được mua sắm trực tuyến.
- Chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu cần thiết để pha chế trà sữa gồm các loại trà (hồng trà, trà xanh, trà đen, trà ô long…), sữa, các loại topping (trân châu, thạch, pudding…).
- Chi phí trang trí: Điều này có thể bao gồm mọi thứ từ việc thiết kế logo cho đến mua bảng hiệu, sản xuất danh thiếp, tờ rơi hay các tài liệu tiếp thị khác.
- Giấy phép kinh doanh: Kinh doanh thực phẩm nói chung và đồ uống nói chung cần phải có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Để xin các loại giấy phép kể trên, bạn chỉ phải tốn một chi phí rất nhỏ, tương đương vài ly trà sữa.
- Chi phí thuê nhân viên: Ban đầu, bạn có thể không cần nhân sự thuê ngoài, nhưng khi cửa hàng của bạn phát triển hơn, lượng khách đông đảo hơn, bạn cần chi tiêu nhiều hơn cho việc thuê nhân viên để gánh vác một phần công việc thay bạn.
- Chi phí nhượng quyền thương hiệu: Bạn có thể tự tạo lập một thương hiệu trà sữa của riêng mình hoặc mua nhượng quyền thương hiệu. Mỗi phương án có những ưu và nhược điểm riêng, chẳng hạn, mua nhượng quyền thương hiệu tốn kém hơn, nhưng bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Còn việc tự tạo lập một thương hiệu của riêng mình sẽ ít tốn kém hơn, nhưng bạn sẽ vất vả hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu.
Có thể bạn quan tâm: 12 quy tắc cần nắm khi kinh doanh xe trà sữa
Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai tùy thuộc vào vị trí mà bạn lựa chọn kinh doanh. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh ở gần trường học thì đối tượng khách hàng mục tiêu chắc chắn là học sinh, sinh viên. Còn nếu bạn kinh doanh ở gần công sở thì khách hàng mục tiêu sẽ là các nhân viên văn phòng.
Phân khúc đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới là những người sẵn sàng thử sản phẩm của bạn. Những lời truyền miệng của họ có thể rất có giá trị đối với bạn.
Ngoài việc đáp ứng 3 yếu tố ngon – đẹp – rẻ, các thức uống có trong menu của bạn cần phải đáp ứng thị hiếu của khách hàng tiềm năng. Hãy nhớ rằng, những gì bạn đưa vào menu sẽ quyết định việc kinh doanh của bạn phát triển tốt như thế nào
Ngoài việc xây dựng menu quán bao gồm nhiều loại trà sữa khác nhau, hãy nghĩ xem, bạn có thể làm gì khác với cùng một thiết bị hoặc dụng cụ tương tự đã mua để kinh doanh trà sữa trân châu. Chẳng hạn như, bạn có thể bổ sung thêm thêm sinh tố nước ép, trà phê hoặc kem vào thực đơn của mình. Hoặc mua bánh ngọt hay các món tráng miệng khác từ các nhà cung cấp gần đó để bán lại.
Hãy thử các sản phẩm bổ sung trong một thời gian và xem chúng có đắt khách hay không. Nếu không, hãy điều chỉnh lại.
Bạn đặt tên cho cửa hàng trà sữa của mình là gì?
Chọn đúng tên rất quan trọng và cũng đầy thử thách. Bởi lẽ, nếu lựa chọn đúng, bạn sẽ tạo được một dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng, khiến họ nhớ đến bạn nhiều hơn. Ngược lại, nếu lựa chọn sai, giá trị thương hiệu của bạn sẽ mờ nhạt hơn, ít gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng.
Trên đây là những chia sẻ của Inox Kim Nguyên về việc lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Hãy nhớ rằng, kế hoạch của bạn càng chi tiết thì khi bắt tay vào việc mọi thứ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Nếu bạn có ý định kinh doanh trà sữa, đừng quên tham khảo các mẫu xe trà sữa rẻ – bền – đẹp của Inox Kim Nguyên. Liên hệ Chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.