Kinh doanh xe trà sữa – 12 Quy luật cần nắm chắc để thành công
Kinh doanh trà sữa dễ hay khó? Mở quán bán trà sữa nên hay không? Không khó để nhận ra rằng, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp trà sữa đang bùng nổ.
Sự thành công của hàng loạt thương hiệu trà sữa mới bên cạnh những “ông lớn” như Gong Cha, Royal Tea, Ding Tea… cho thấy rằng, nhu cầu đối với loại đồ uống thơm ngon này đang ngày càng gia tăng.
Nếu bạn là một người đam mê trà sữa, bạn hoàn toàn có thể tính đến khả năng biến thứ đồ uống yêu thích của mình thành một nghề kinh doanh. Vậy, để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh này, bạn phải bắt đầu từ đâu? Bạn phải bắt đầu như thế nào? Dưới đây là một số thông tin hữu ích về 12 bước cần chuẩn bị để kinh doanh trà sữa mà bạn cần phải biết.

Nội dung bài viết
- 1 Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
- 2 Bước 2: Xác định nguồn vốn
- 3 Bước 3: Tìm hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh trà sữa
- 4 Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh
- 5 Bước 5: Tự xây dựng thương hiệu hay nhượng quyền thương hiệu?
- 6 Bước 6: Thiết kế và thi công quán trà sữa
- 7 Bước 7: Hoàn thiện menu
- 8 Bước 8: Mua máy móc, nguyên liệu
- 9 Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
- 10 Bước 10: Đào tạo nhân sự
- 11 Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt
- 12 Bước 12: Xây dựng kế hoạch marketing
- 13 Lời kết
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh trà sữa, bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới là ai? Đó có thể học sinh – sinh viên, cũng có thể là những người đã đi làm, hoặc các cặp đôi trẻ…

Từ đó, bạn sẽ hình thành được những ý tưởng sâu sắc về các mong muốn, nhu cầu của khách hàng và thói quen tiêu dùng của họ. Ví dụ, bạn sẽ biết được: Họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm của bạn; Họ thích kiểu thiết kế và bao bì nào… Bạn thậm chí còn nắm bắt được họ thích những hương vị gì.
Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu cũng cho phép bạn xây dựng nên những gì bạn có thể làm để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Xác định nguồn vốn
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền? Câu trả lời là không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Bởi lẽ, việc bạn phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mở một quán trà sữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí thuê cửa hàng, quy mô cửa hàng, chi phí mua máy móc – thiết bị, chi phí thuê nhân viên, chi trả cho hoạt động marketing… và nhiều chi phí phát sinh khác mà bạn khó có thể ngờ đến.
Bạn có đủ vốn không? Nếu không, có lẽ, bạn nên xem xét những khoản vay nào bạn có thể nhận được. Thông thường, khi nói đến một khoản vay, bạn sẽ phải chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh để trình bày với người cho vay hoặc nhà đầu tư. Có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và phân tích dòng tiền tốt sẽ khiến người cho vay cảm thấy an tâm hơn khi cho bạn vay tiền của họ.
Bước 3: Tìm hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh trà sữa
Bạn chắc chắn không cần bằng cấp kinh doanh để mở quán trà sữa trân châu, nhưng bạn vẫn cần phải nắm được một số kỹ năng cần thiết như:
- Pha chế: Bạn có thể tự học pha chế trên mạng internet, tuy nhiên, dù bạn có nắm hết các bí kíp thì bạn vẫn chỉ là “tay mơ”. Để có thể lên được đẳng cấp Master, bạn cần phải theo học một lớp pha chế chuyên nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo bài bản, sẽ có cơ hội học hỏi nhiều kinh nghiệm thú vị và cần thiết để có thể tạo nên những menu tuyệt vời.
- Sáng tạo: Từ những công thức pha chế cơ bản, bạn có thể tự mình sáng tạo ra những món trà sữa với hương vị hấp dẫn của riêng bạn. Công thức pha chế mới còn giúp bạn tìm ra chiến dịch tiếp thị hoàn hảo.
- Quản lý: Hầu hết các quán kinh doanh trà sữa đều có nhiều nhân viên. Do đó, việc học tập kỹ năng quản lý là vô cùng cần thiết đối với người chủ cửa hàng.
- Phục vụ khách hàng: Mang đến những dịch vụ chất lượng là yếu tố tiên quyết để xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.
- Khả năng đa nhiệm: Giúp bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề ưu tiên cùng một lúc và cân bằng mọi yếu tố trong kinh doanh.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Không riêng gì kinh doanh trà sữa, việc lựa chọn địa điểm quán là tối quan trọng đối với mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt đối với ngành F&B. Lựa chọn đúng, bạn sẽ có được một lượng lớn khách hàng trung thành và cả khách vãng lai. Ngược lại, nếu lựa chọn sai, việc khởi nghiệp kinh doanh trà sữa của bạn có thể đổ bể.
Vì vậy, nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là mở cửa hàng để khách hàng có thể uống tại chỗ thì việc lựa chọn một khu vực đông đúc với mật độ người qua lại cao (ví dụ như: gần trường học, gần các tòa nhà văn phòng, bên trong các khu đô thị đông cư dân…) và có nhiều chỗ đỗ xe chắc chắn sẽ mang lại vô số lợi ích trực tiếp cho cửa hàng của bạn.
Còn nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là trà sữa vỉa hè / trà sữa xe đẩy để bán theo kiểu take away (mang đi) thì bạn có thể lựa chọn không chỉ một mà là nhiều địa điểm khác nhau, miễn sao thời điểm bạn đứng bán hàng là thích hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là học sinh – sinh viên, thời điểm tan học chính là khung giờ “vàng” để bạn có thể thu hút khách hàng, đẩy mạnh doanh số bán ra.
Điều quan trọng cuối cùng là bạn phải hiểu lịch sử của vị trí mà bạn đang hướng đến. Nếu khu vực đó không an toàn hoặc trước đó đã có nhiều người lựa chọn mà không thành công thì đấy là những dấu hiệu cho thấy rằng địa điểm đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Bước 5: Tự xây dựng thương hiệu hay nhượng quyền thương hiệu?
Bạn có thể quyết định tự làm trà sữa trân châu để mang đến cho khách hàng một thức uống độc đáo, là một sáng tạo của riêng bạn; bạn cũng có thể quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bất kể lựa chọn nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.
Đối với nhượng quyền thương mại, ưu điểm là bạn không phải xây dựng tên tuổi thương hiệu, không phải xây dựng menu riêng, được kế thừa nhiều bài học kinh nghiệm từ chính thương hiệu đó. Nhưng nhược điểm lớn nhất là khoản phí nhượng quyền khá lớn. Thương hiệu trà sữa càng danh tiếng, phí nhượng quyền càng cao.
Do đó, nếu nguồn vốn của bạn ít, tốt hơn hết là bạn nên tự xây dựng một thương hiệu của riêng mình. Điều này cũng giúp bạn phát triển và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn với tư cách là một doanh nhân. Đồng thời, nó cũng mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mà nhượng quyền thương mại sẽ không mang lại cho bạn.
Cho dù bạn lựa chọn hình thức nào, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ các yếu tố khả thi, bất khả thi; những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh trà sữa và những tác động của chi phí để có được một kế hoạch kinh doanh, cũng như kế hoạch tài chính tốt nhất.
Bước 6: Thiết kế và thi công quán trà sữa
Quy mô của cửa hàng sẽ tương quan trực tiếp với chi phí thiết kế và thi công mà bạn phải chi trả. Điều đó có nghĩa là, quán của bạn càng lớn, càng đẹp, càng hấp dẫn về mặt thị giác thì chi phí của bạn bỏ ra càng nhiều. Chính vì vậy, bạn cần đánh giá, cân nhắc nguồn vốn của mình, sau đó thảo luận với các đơn vị thiết kế, thi công để đưa những ý tưởng sáng tạo nhất trong phạm vi ngân sách hạn hẹp nhất.
Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể tham khảo một số mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp để có thể áp dụng cho cửa hàng của mình. Như vậy, bạn chỉ phải thuê đơn vị thi công, thay vì phải trả tiền cho cả khâu thiết kế và thi công.
Những món đồ uống mà cửa hàng của bạn cung cấp phải đảm bảo 3 yếu tố: ngon – đẹp – rẻ, nhằm thu hút khách hàng đến với quán của bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu sở thích của khách hàng. Hãy nhớ rằng, mỗi lứa tuổi đều có gu thưởng thức riêng, hãy căn cứ vào đó và những gì bạn học được từ lớp pha chế chuyên nghiệp để tạo cho cửa hàng trà sữa của mình một menu hoàn chỉnh.

Tất nhiên, những gì bạn đưa vào menu sẽ quyết định việc kinh doanh của bạn phát triển tốt như thế nào. Cho nên, đừng ngại ngần lắng nghe ý kiến của khách hàng và bổ sung thêm các vị trà sữa hoặc topping nếu cần. Nếu bạn làm được như vậy, cửa hàng của bạn sẽ phát triển nhanh chóng!
Bước 8: Mua máy móc, nguyên liệu
Để mở quán trà sữa, cần những máy móc, thiết bị gì? Câu hỏi trên không chỉ của riêng bạn mà nó là thắc mắc chung của bất cứ ai đang bắt tay lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Dưới đây là các loại máy móc, thiết bị cần phải có:
- Máy dập nắp: Là thiết bị chủ lực tại bất kỳ cửa hàng trà sữa nào. Ưu điểm của chúng tiết kiệm chi phí về lâu dài, vì màng nhựa niêm phong miệng cốc rẻ hơn so với nắp nhựa truyền thống. Máy dập nắp có thể phù hợp với cả ly nhựa và ly giấy, chỉ cần đảm bảo bạn chọn đúng kích thước.
- Máy pha trà: Có 2 lựa chọn cơ bản là máy truyền thống và máy tự động. Đối với máy truyền thống, bạn phải đun sôi nước trong bình trà, cho lá trà vào thủ công, sau đó lọc và cho vào máy pha trà. Còn đối với máy tự động, nó sẽ thay bạn làm hầu hết công việc kể trên.
- Bình ủ trà: Để bảo quản trà sữa một cách tốt nhất, bạn không thể thiếu loại máy này. Tùy vào quy mô quán mà bạn có thể sắm 2 – 3 bình ủ trà dung tích khoảng 12 lít/bình.
- Máy xay: Cần phải đủ mạnh để có thể xay nhuyễn đá và trái cây, nhưng cũng phải đủ yên tĩnh để không làm phiền khách hàng của bạn.
- Máy định lượng đường: Thiết bị này giúp đảm bảo rằng chất lượng trà sữa của bạn là nhất quán và đúng với mức độ ngọt theo yêu cầu của khách hàng.
Một số vật dụng cần thiết khác là: cốc (nhựa hoặc giấy), cốc dùng để đo dung tích (cốc đong), cốc lắc, ống hút, muỗng…
Đối với nguyên liệu pha chế trà sữa, bạn chắc chắn không thể thiếu các loại trà như: hồng trà, trà ô long, trà xanh, trà đen… mỗi loại sẽ cho ra màu sắc và hương vị đậm, nhạt khác nhau. Và tất nhiên, bạn cũng không thể không có các loại topping – thứ quyết định tới 50% vị ngon và sự khác biệt của ly trà sữa.
Một số loại topping nên xuất hiện trong menu của quán là: trân châu đen, trân châu trắng, trân châu sợi, các loại thạch…
Tóm lại, việc lựa chọn đa dạng các loại trà và các loại topping sẽ góp phần làm cho menu của bạn trở nên phong phú hơn.
Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Để tiến gần hơn đến việc chính thức mở cửa, bạn cần phải hoàn thiện một số giấy tờ, thủ tục pháp lý như: đăng ký kinh doanh, đăng ký tên thương mại, đăng ký thương hiệu, xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm… Trên thực tế, việc phê duyệt các giấy tờ trên có thể mất đến vài tuần, do đó, ngay sau khi bạn đã xác định mình đủ tài chính để kinh doanh trà sữa, hãy bắt đầu nộp những giấy tờ cần thiết cho các cơ quan có thẩm quyền.
Một lời khuyên nho nhỏ từ mình là hãy lựa chọn một văn phòng dịch vụ đảm nhận công việc này cho bạn thay vì làm trực tiếp, để bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức cho những việc quan trọng hơn. Nếu bạn băn khoăn về khoản phí bỏ ra để làm dịch vụ có nhiều không thì mình sẽ bật mí rằng, nó không hề lớn, chỉ bằng vài ly trà sữa thôi bạn nhé!
Bước 10: Đào tạo nhân sự
Nhân viên chính là bộ mặt của cửa hàng và họ cũng là những người chịu trách nhiệm chính trong việc pha chế đồ uống mà bạn bán cho khách hàng. Tiêu chí lựa chọn nhân viên là: cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, tháo vát, có thái độ cầu thị và có khả năng học công thức pha chế một cách nhanh chóng nhất.
Trách nhiệm của bạn là cung cấp cho họ chương trình đào tạo thích hợp để họ hiểu những gì cần phải làm để tạo ra mọi loại trà sữa như trên thực đơn của bạn với tiêu chuẩn cao nhất.
Các đặc quyền công việc như: chiết khấu cho nhân viên, lương/thưởng hợp lý và môi trường làm việc tôn trọng cũng có thể là yếu tố giúp bạn giữ chân nhân viên của mình ở lại cửa hàng.
Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt
Trước khi chính thức khai trương quán, bạn nên “chạy roda” khoảng 2 – 3 ngày để đón tiếp người thân và bạn bè đến thưởng thức trà sữa. Thông qua đó, bạn có thể tìm ra những lỗ hổng trong việc vận hành, cách đón tiếp / phục vụ và lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về sản phẩm của cửa hàng. Điều này là vô cùng quan trọng để đảm bảo quán trà sữa trân châu của bạn vận hành tốt sau khi khai trương và về lâu dài.
Bước 12: Xây dựng kế hoạch marketing
Cuối cùng, đã đến lúc bạn bắt đầu quá trình tiếp thị cửa hàng trà sữa của mình rồi. Nếu bạn chưa tạo trang web, hãy thực hiện ngay bây giờ và đảm bảo rằng những thông tin về: thực đơn, giá cả, địa chỉ cửa hàng, giờ hoạt động… được niêm yết rõ ràng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quảng bá cửa hàng của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Instagram), ứng dụng giao hàng (Grab Food, Now, Bae Min)… điều này có thể làm nên những bước đột phá trong việc marketing cho cửa hàng của bạn.
Lời kết
Bắt đầu một công việc kinh doanh nói chung và kinh doanh trà sữa nói riêng chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng nếu bạn chia nhỏ quy trình thành 12 bước như trên, thì việc giải quyết sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn quan tâm đến việc bắt đầu kinh doanh trà sữa, Chúng tôi có thể giúp bạn. Inox Kim Nguyên cung cấp nhiều loại xe trà sữa, giá cả phải chăng cho bất cứ ai muốn khởi nghiệp kinh doanh trà sữa.